PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÀ
TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH THUỶ
Video hướng dẫn Đăng nhập

     UBND HUYỆN THANH HÀ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH THANH THỦY

        Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số 03/2024/KHNH

Thanh Thủy, ngày 26 tháng 09 năm 2024

KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2024-2025

          Thực hiện Quyết định số 2215/QĐ-UBND ngày 28/8/2024 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học2024- 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thườngxuyên; công văn số 1755/SGDĐT-GDTH ngày 21/8/2024 của Sở Giáo dục và Đàotạo Hải Dương về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học2024-2025; 

          Căn cứ Hướng dẫn số 03/PGD&ĐT-GDTH ngày 29/8/2024 của Phòng GD&ĐT huyện Thanh Hà về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học, năm học 2024-2025;

          Căn cứ tình hình thực tế, trường Tiểu học Thanh Thủy xây dựng Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025 như sau: 

PHẦN 1: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

          I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2023-2024 

1. Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua: 

Xây dựng kế hoạch cụ thể, bám sát nhiệm vụ trọng tâm năm học, sát thực tế và thực hiện đảm bảo chương trình và thời gian năm học. 

2. Công tác phổ cập: Trường đã hoàn thành công tác PCGD, XMC và duy trì tốt công tác PCGDTH mức độ 3. 

3. Nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện: 

Thực hiện nghiêm túc chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1,2,3,4; CTGD theo Quyết định 16/2006 đối với lớp 5; có kế hoạch dạy học phù hợp, các nội dung dạy học đều đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng từng môn học và hoạt động giáo dục,.... 

- Thực hiện đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của HS; phân hóa được đối tượng học sinh để đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 đối với HS lớp 5; đánh giá HS theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ GDĐT đối với lớp 1,2,3,4 không tạo áp lực cho học sinh và phụ huynh. 

- Các điều kiện dạy học: Nhà trường đã đảm bảo tương đối đầy đủ CSVC cũng như trang thiết bị dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của GV và HS có hiệu quả. 

- Nhà trường đã điều hành và duy trì mọi hoạt động GD đảm bảo đúng tiến độ và 

kế hoạch đề ra. 

* Kết quả đạt được: 

1. Tập thể: 

- Trường: Đạt danh hiệu TTLĐTT; cơ quan đơn vị đạt văn hóa cấp cơ sở

- Công đoàn: Hoàn thành tốt; Liên đội: Vững mạnh cấp huyện 

- Lớp đạt danh hiệu tiên tiến: 14/14 lớp; lớp đạt DH xuất sắc: 12/14 lớp. 

2. Cá nhân: 

- CSTĐ cấp cơ sở: 02 đ/c 

- Lao động tiên tiến: 21/23 đ/c; 

- 3 đ/c GV được chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen 

- GVG cấp huyện: 2 đ/c; GVG cấp trường: 12 đ/c 

- Xếp loại viên chức: HTXSNV: 2 đ/c; HTTNV: 19 đ/c; HTNV: 1 đ/c, KHTNV 

- Chuẩn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng: Tốt: 2 đ/c 

- Chuẩn NNGVTH: Tốt: 6 đ/c; Khá: 12 đ/c; Đạt: 01đ/c  

- 100% GV có SKKN được xếp loại cấp trường (5 SKKN được xếp loại cấp huyện) 

- Về PCGD: 

+ Huy động trẻ 6 tuổi ra lớp đạt 100% 

+ HS 11 tuổi HTCTTH: đạt 100%; tỉ lệ HSHTCTLH đạt 99,5% trở lên. 

+ Gửi vững PCGD đạt mức độ 3. 

+ Giữ vững trường chuẩn Quốc gia mức độ I và kiểm định chất lượng cấp độ 2.

3. Kết quả chất lượng GD; các cuộc thi, giao lưu HS: 

- Chất lượng các môn học và hoạt động. 

+ HSHTT và HT: 421/423 = 99,5% (đạt chỉ tiêu); HSCHT: 2/4231 = 0,5%

+ Mức độ hình thành và phát triển năng lực: Tốt và đạt: 99,5%; CĐ: 0,5%

+ Mức độ hình thành và phát triển phẩm chất: Tốt và đạt: 99,5%; CĐ: 0,5% 

+ HS HTCTTH: 73/73= 100% 

+ HS chuyển lớp: 421/423 đạt 99,3% 

+ Học sinh được khen thưởng: 256/423 em đạt 60,7%. (tăng 3,7%) 

Các cuộc thi và giao lưu cấp huyện, cấp tỉnh. 

+ HS tham gia cuộc thi IOE qua mạng Inernet (4 vòng: cấp trường, huyện, tỉnh, 

vòng quốc gia). Kết quả: 

6 em được cấp giấy chứng nhận cấp Quốc gia. 

2 em đạt giải KK vòng cấp huyện. 

+ Thi cờ vua cấp huyện: 

1 em đạt giải nhất cấp huyện và được tham gia vòng thi cấp tỉnh. 

1 em đạt giải ba cấp huyện, 

1 em đạt giải KK cấp huyện. 

+ Thi VIOEDU Toán qua mạng (3 vòng: cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh). Kết quả:

1 em đạt giải bạc cấp huyện; 

3 em đạt giải đồng cấp huyện. 

- Ngoài ra nhà trường còn tổ chức cho HS tham gia các cuộc thi như:  

+ Thi kể chuyện theo sách và tổ chức: “HĐTN - Ngày hội đọc sách” cấp trường

+ Cuộc thi văn nghệ, đồng diễn múa hát sân trường chào mừng các ngày lễ lớn trong năm học: 20/11, 22/12,… 

+ Tổ chức HĐTNKNS “Giá trị yêu thương” 

+ Cuộc thi viết bài về ATGT, Thị trang trí lớp học;... 

II. QUY MÔ TRƯỜNG LỚP VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT

1. Đội ngũ, cán bộ, giáo viên, nhân viên 

Tổng: 23 người (trong đó có: 1 nhân viên Kế toán hợp đồng, 1 GVVH hợp đồng)

+ Quản lý: 2

- Trình độ: Đại học 2 

+ Giáo viên: 18 (GV văn hoá 14, GV chuyên 4)

- Trình độ: ĐH: 16; CĐ: 2

+ Nhân viên: 3

- Trình độ: Đại học 2

- Cao đẳng 1. 

2. Học sinh 

Lớp

Số lớp

Số học sinh

Nữ

HS được học 2 buổi/ ngày

HSKT

1

3

77

35

77

 

2

3

94

36

94

 

3

2

79

30

79

2 HSKT

4

3

89

42

89

 

5

3

90

51

90

 

Cộng

14

429

194

429

2 HSKT

 

3. Cơ sở vật chất

Phòng học kiên cố: 16 phòng (14 phòng học, 2 phòng bộ môn) 

Nhà đa năng: 0 

Phòng làm việc hành chính: 5 phòng 

Phòng thư viện, thiết bị: 3 phòng (2 phòng thư viện, 1 phòng thiết bị) Bàn ghế HS: 230 bộ; Bàn ghế GV và bàn ghế làm việc đầy đủ. 

Công trình phụ trợ: Nhà xe GV: 01; Nhà xe HS: 01; Công trình vệ sinh: 03

III. ĐÁNH GIÁ THUẬN LỢI - KHÓ KHĂN

1. Thuận lợi. 

Nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo của PGD&ĐT, của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương; sự phối kết hợp giáo dục của Hội CMHS và các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường. 

Đa số HS ngoan, có ý thức tự giác học tập và rèn luyện, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục. Nhiều cha mẹ HS quan tâm, thực hiện tốt công tác phối hợp các hoạt động giáo dục với nhà trường. 

Các phòng học đã được trang bị các phương tiện dạy học hiện đại (ti vi hoặc máy chiếu) để giáo viên ứng dụng CNTT vào dạy học. 

Chất lượng giảng dạy của nhà trường dần được nâng cao qua từng năm, tạo niềm tin trong tập thể sư phạm và sự tín nhiệm của phụ huynh học sinh. 

Các ban ngành đoàn thể nhà trường phối hợp hoạt động tích cực, giúp nhà trường hoàn thành tốt kế hoạch nhiệm vụ đề ra. 

Xây dựng trường học “thân thiện, học sinh tích cực", xây dựng trường lớp xanh-sạch-đẹp; Thực hiện Chỉ thị 1537/CT-BGDĐT ngày 05/5/2014 của Bộ GD&ĐT về tăng cường và nâng cao hiệu quả một số hoạt động giáo dục cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo; Thực hiện giáo dục tích hợp nội dung giáo dục phòng chống tham nhũng trong môn đạo đức theo chỉ thị số 10/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thông tư số 04/2014/TT- BGD-ĐT ngày 28/02/2014 ban hành quy định về Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa; Thông tư số 07/2014/TT- BGD-ĐT ngày 14/3/2014 quy định về hoạt động chữ thập đỏ trong trường học; Các văn bản chỉ đạo thực hiện của Sở Giáo dục và Đào tạo Về việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. 

IV. THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC

1. Thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn trường học

Duy trì tốt vệ sinh môi trường trong trường học, các điều kiện đảm bảo an ninh, an toàn trường học và các phương án bảo đảm sức khỏe thể chất và tinh thần cho học sinh, nhân viên, giáo viên, cán bộ quản lý; chủ động các phương án tổ chức dạy học linh hoạt, phù hợp với học sinh và điều kiện thực tiễn, đề phòng trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh tại địa phương, nhà trường trên cơ sở đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm từ các năm học trước; kiểm tra, rà soát, đánh giá chất lượng các công trình trong nhà trường, xây dựng kế hoạch, báo cáo các cấp có thẩm quyền và thực hiện việc bảo trì công trình theo quy định; không đưa vào sử dụng các công trình đã hết niên hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn theo quy định khi chưa được cải tạo, sửa chữa, nâng cấp. 

Tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ về giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống cho học sinh, xây dựng văn hóa học đường; công tác xã hội, công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường học, công tác bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường. 

Bắt đầu từ năm học này, 100% GV các lớp phải có sổ theo dõi HS đến trường để phối hợp cùng phụ huynh quản lí, giáo dục học sinh an toàn, hiệu quả. Hàng ngày GV thực hiện kiểm diện HS, báo số lượng HS ăn bán trú, buổi sáng, hoàn thành trước 7h30, buổi chiều hoàn thành trước 14h15). 

2. Chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục

2.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường để chủ động, linh hoạt thực hiện và hoàn thành chương trình năm học

Chỉ đạo thực hiện xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục và kế hoạch bài dạy theo Công văn số 2345/BGDĐT-GDTH ngày 07/6/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công văn 1002/SGDĐT-GDTH ngày 26/8/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo; bố trí thời gian thực hiện chương trình đảm bảo tính khoa học không gây áp lực đối với học sinh; linh hoạt trong tổ chức thực hiện dạy học các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và đối tượng học sinh, đảm bảo cuối năm học đạt được yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình. 

Tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục đảm bảo mỗi giáo viên nắm vững mạch nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình môn học, hoạt động giáo dục và nội dung bài học, chủ đề học tập được thiết kế trong sách giáo khoa; đặc điểm địa phương, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường và đặc điểm đối tượng học sinh. 

2.2. Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông

- Nhà trường thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo các văn bản hướng dẫn chuyên môn về giáo dục tiểu học đã được Bộ GDĐT, Sở GDĐT, Phòng GD&ĐT ban hành, cụ thể: 

Bảo đảm tỷ lệ 1 phòng học/lớp, cơ sở vật chất, sĩ số học sinh/lớp theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học; có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định; bảo đảm tỷ lệ giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên để dạy đủ các môn học, hoạt động giáo dục và tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo quy định. 

- Thực hiện dạy học các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học tự chọn theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; tổ chức các hoạt động củng cố để học sinh hoàn thành nội dung học tập, các hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh; các hoạt động tìm hiểu tự nhiên, xã hội, văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương. 

- Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết 35 phút; kế hoạch giáo dục bảo đảm phân bổ hợp lý giữa các nội dung giáo dục, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu cầu cần đạt của chương trình; tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học; sắp xếp thời khóa biểu một cách khoa học, bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa các nội dung dạy học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học. 

- Xây dựng kế hoạch tổ chức bán trú với nội dung, hình thức phù hợp điều kiện thực tế, có sự thống nhất, tự nguyện của học sinh, cha mẹ học sinh và theo đúng quy định, hướng dẫn của cơ quan quản lý; các hoạt động bán trú được tổ chức trong khoảng thời gian từ sau giờ học buổi sáng đến trước khi bắt đầu giờ học buổi chiều, thông qua hoạt động bán trú góp phần rèn luyện học sinh về kỹ năng sống, các năng lực, phẩm chất cần thiết, tính kỷ luật, tự phục vụ, trách nhiệm, chia sẻ, yêu thương; việc tổ chức hoạt động bán trú linh hoạt, bao gồm các hoạt động: tổ chức ăn trưa, ngủ trưa, vui chơi, giải trí,...cho học sinh; tổ chức ăn trưa, bán trú bảo đảm các quy định về an toàn, vệ sinh thực phẩm, bảo đảm dinh dưỡng, sức khỏe cho học sinh. Huy động học sinh ăn bán trú 400/858 em đạt tỷ lệ 47%. 

- Tổ chức các hoạt động cho học sinh ngoài giờ học chính thức trong ngày là hoạt động theo nhu cầu, sở thích của học sinh trong khoảng thời gian từ sau giờ học chính thức cho đến thời điểm được cha mẹ học sinh đón về nhà; căn cứ vào nhu cầu, sở thích của học sinh, có thể tổ chức các hoạt động dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ hoặc sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường (thư viện, sân chơi, bãi tập, nhà đa nắng....) tạo điều kiện để học sinh vui chơi, giải trí; việc tổ chức hoạt động sau giờ học chính thức trong ngày dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ bảo đảm đúng quy định và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Năm học này, nhà trường tiếp tục tổ chức các CLB (Âm nhạc, Mĩ thuật, Tin học, cờ vua... ở các khối lớp để học sinh được phát triển năng khiếu, sở trường của bản thân, tạo điều kiện để HS tham gia các sân chơi trí tuệ đạt chất lượng tốt: Trạng nguyên Tiếng Việt; VOEDU Toán học; IOE... do các cấp tổ chức. Giao cho đ/c PHT và các đ/c được phân công giảng dạy phụ trách nhiệm vụ. 

3. Tổ chức dạy học các môn Ngoại ngữ 1, Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học 

a, Tổ chức dạy học các môn Ngoại ngữ 1 

- Đối với lớp 1 và lớp 2: tiếp tục triển khai Chương trình môn tiếng Anh tự chọn (2 tiết/tuần) đảm bảo các yêu cầu được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018; bảo đảm tính liên thông với môn ngoại ngữ thực hiện bắt buộc từ lớp 3; thời lượng dạy học phù hợp với hình thức học làm quen ban đầu, không gây quá tải cho học sinh; thực hiện kiểm tra đánh giá, trong đó chú trọng đánh giá thường xuyên để hỗ trợ học tập, không dùng kết quả đánh giá để xét lên lớp; việc học tự chọn Ngoại ngữ 1 ở lớp 1, lớp 2 được thể hiện trong kế hoạch giáo dục của nhà trường theo quy định. 

- Đối với lớp 3, 4 và lớp 5: Triển khai tổ chức dạy học môn Ngoại ngữ 1 bắt buộc (Tiếng Anh 4 tiết/tuần) phù hợp với nhu cầu của học sinh và cha mẹ học sinh, bảo đảm tính liên thông và theo các yêu cầu được quy định trong chương trình các môn ngoại ngữ và các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT. 

Triển khai sử dụng Hệ thống học liệu tiếng Anh trên máy tính và trực tuyến cấp tiểu học theo Kế hoạch số 160/KH-BGDĐT bảo đảm chất lượng, thiết thực, phù hợp với điều kiện, khả năng đáp ứng của địa phương. 

Tiếp cận với thực hiện xã hội hóa theo tinh thần tự nguyện trong dạy học ngoại ngữ để tăng cường thời lượng học; dạy học ngoại ngữ qua các chủ đề Toán và Khoa học. Tăng cường tổ chức cho giáo viên, học sinh học ngoại ngữ qua truyền hình, các phương tiện truyền thông, các nguồn học liệu phù hợp khác. Đẩy mạnh thực hành ngoại ngữ qua các hoạt động như đọc truyện, hoạt động trải nghiệm, tạo môi trường học ngoại ngữ ngoài lớp học, các sân chơi, giao lưu cho học sinh theo chỉ đạo của Bộ GDĐT. 

b) Tổ chức dạy học môn Tin học 

Tổ chức dạy học môn Tin học bắt buộc cho tất cả học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5 theo yêu cầu được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông; triển khai thực hiện các giải pháp để tổ chức dạy học môn Tin học theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục tin học, giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. Tổ chức dạy học Tin học và giáo dục kỹ nặng công dân số cho học sinh lớp 1, lớp 2 để thực hiện “hình thành sớm các kỹ năng cần thiết cho công dân số” đồng thời làm cơ sở để học sinh tiếp cận, học tập thuận lợi môn Tin học ở các lớp 3, lớp 4, lớp 5. 

Đối với lớp 3, lớp 4, lớp 5 tăng cường thời lượng, nội dung theo từng chủ đề, mạch kiến thức nhằm củng cố, khắc sâu các kiến thức trong môn Tin học đồng thời tạo điều kiện để học sinh được nghiên cứu, tìm hiểu, khám phá, mở rộng kiến thức Tin học, phát triển năng lực Tin học. 

Nhà trường xây dựng kế hoạch triển khai giáo dục kỹ năng công dân số theo Chương trình giáo dục phổ thông theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, của Sở GDĐT, của Phòng GDĐT. 

Dạy Tin học cho học sinh khối 3,4,5 với thời lượng là 1 tiết/tuần. 

4. Thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo CTGDPT. 

Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả nội dung giáo dục địa phương từ lớp 1 đến lớp 5 theo tài liệu giáo dục địa phương đã được Bộ GDĐT phê duyệt (khi Sở GDĐT chưa phát hành, in ấn tài liệu thì tạm thời sử dụng bản PDF); Năm học này, nhà trường chỉ đạo mỗi khối lớp tổ chức cho HS tham gia ít nhất 01 hoạt động trải nghiệm ngoài lớp học (tham quan di tích chùa Chè, nghĩa trang liệt sĩ Thanh Thủy...). Nhà trường tổ chức cho HS tham gia ít nhất 1 chương trình học tập trải nghiệm trong hoặc ngoài tỉnh. Sau trải nghiệm có viết thu hoạch lưu tại trường để học sinh có kiến thức thực tế về lịch sử địa lý,... 

5. Triển khai giáo dục STEM. 

Tổ chức thực hiện giáo dục STEM theo định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, Sở GDĐT và của phòng GDĐT, cụ thể như sau: 

Nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục STEM đảm bảo chất lượng và yêu cầu theo quy định (Mỗi giáo viên dạy ít nhất 02 bài học hoặc Chủ đề giáo dục STEM trong năm học). 

Chú trọng công tác tổ chức tập huấn, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện. Tổ chức hội nghị chuyên đề, đánh giá, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm. 

Tăng cường tham mưu các cấp quan tâm bố trí nguồn kinh phí, trang bị cơ sở vật chất để bảo đảm thực hiện hiệu quả giáo dục STEM trong nhà trường phù hợp với điều kiện của địa phương theo quy định; thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh về vai trò của giáo dục STEM. Hướng dẫn giáo viên sử dụng hiệu quả nguồn học liệu tại địa chỉ website https://stemtieuhoc.edu.vn và tổ chức lựa chọn tài liệu, các nguồn học liệu khác theo quy định 

6. Nâng cao hiệu quả phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và phương pháp, hình thức đánh giá. 

6.1. Thực hiện linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học 

Thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; vận dụng phù hợp những thành tố tích cực của các mô hình, phương thức giáo dục tiên tiến (STEM, Dạy học qua chơi) nhằm tạo ra một môi trường học tập vui vẻ, tích cực, sáng tạo, đặc biệt là đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trên lớp học. Tăng cường dạy học phân hóa, dạy học ngoài lớp học, dạy học trải nghiệm, dạy học tích hợp liên môn, nội môn các môn học đã xây dựng trong kế hoạch giáo dục của nhà trường... Năm học này, nhà trường tổ chức chuyên đề cấp trường: “Ứng dụng Dạy học STEM trong môn Khoa học lớp 5”, giao cho tổ 4,5 thực hiện; Chuyên đề “Dạy tiết đọc thư viện, chủ đề về thầy cô giáo”, giao cho tổ 1,2,3 thực hiện. Các chuyên đề dạy học tích hợp liên môn, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy các môn học, giao cho các tổ, khối thực hiện trong năm học để GV có cơ hội học tập, đổi mới phương pháp dạy học. 

Chú trọng đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học; nâng cao chất lượng và thực chất trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) bảo đảm tạo thuận lợi cho quá trình triển khai hiệu quả phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá, thiết bị dạy học, học liệu, nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong quá trình dạy học; tránh việc áp dụng hình thức, khuôn mẫu trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy và thực hiện tiến trình dạy học mỗi bài học thành các hoạt động học với sản phẩm học tập cụ thể mà học sinh phải hoàn thành; cách thức thực hiện linh hoạt để tổ chức dạy học phát huy tính tự học, chủ động, sáng tạo của học sinh; tham khảo các bài giảng trên truyền hình, kho học liệu số dùng chung của Bộ GDĐT, tham khảo các tiết dạy chuyên đề, các tiết dạy được đánh giá xuất sắc, sáng tạo trong Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp huyện để nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên. 

Thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và quản lý giáo dục của các cấp theo lộ trình, bao gồm ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý quá trình dạy học và quản trị nhà trường. 

6.2. Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức đánh giá

Thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo quy định tại Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT; bảo đảm phù hợp với kế hoạch dạy học, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; không kiểm tra, đánh giá vượt quá yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học. 

Thực hiện có hiệu quả các hình thức, phương pháp đánh giá áp dụng cho đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Xây dựng ma trận đề, ngân hàng câu hỏi, ngân hàng đề kiểm tra phục vụ cho đánh giá định kỳ đối với các môn học có bài kiểm tra định kỳ. Việc thực hiện các phương pháp, hình thức đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục bảo đảm yêu cầu về tính trung thực, khách quan, công bằng, đánh giá chính xác kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. 

Thực hiện nghiêm túc bàn giao kết quả giáo dục cuối năm học, phù hợp với từng nhóm đối tượng, kiên quyết không để học sinh “ngồi nhầm lớp”; thực hiện khen thưởng học sinh thực chất, đúng quy định, tránh khen tràn lan gây bức xúc cho cha mẹ học sinh và dư luận xã hội. 

Tiếp tục tổ chức tập huấn, hướng dẫn giáo viên nhất là đối với giáo viên dạy lớp 5 về hình thức tổ chức, phương pháp đánh giá thường xuyên; biên soạn đề và tổ chức thực hiện bài kiểm tra định kỳ cho các môn học theo Thông tư số 27/2020/TT- BGDĐT và Quyết định số 2904/QĐ-BGDĐT ngày 07/10/2022. 

III. Thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp; duy trì, củng cố kết quả phổ cập giáo dục và thực hiện công bằng trong tiếp cận giáo dục 

1. Thực hiện rà soát, quy hoạch hợp mạng lưới trường, lớp

Sắp xếp, phân bổ học sinh đồng đều giữa các lớp. Năm học này, tỉ lệ HS/lớp là 30,25 (không vượt quá 35 hs/lớp). Làm tốt việc dự báo quy mô phát triển trường lớp rong thời gian 5 năm tiếp theo để chủ động tham mưu với lãnh đạo địa phương đầu tư * SVC cho nhà trường. 

2. Củng cố nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục; đảm bảo hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia 

2.1. Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục

Tiếp tục thực hiện Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính Phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành quy định về điều kiện bảo đảm nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Nhà trường tiếp tục duy trì và giữ vững đạt chuẩn PCGDTH mức độ 3 với các tiêu chí cụ thể: 

+ Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. 

+ Trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình Tiểu học đạt 100%. 

+ Huy động 100% trẻ khuyết tật ra lớp học hòa nhập. 

+ Tiếp tục duy trì giữ vững và nâng cao chất lượng PCGDTH mức độ 3. 

Lãnh đạo nhà trường tích cực, chủ động tham mưu với lãnh đạo, chính quyền địa phương các cấp kiện toàn ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; xây dựng kế hoạch, tập trung mọi nguồn lực để củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và tiếp tục duy trì, giữ vững chuẩn PCGDTH mức độ 3 gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nâng cao. Tiến tới thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc theo quy định tại Luật Giáo dục 2019. 

2.2. Thực hiện hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục và duy trì trường đạt chuẩn Quốc gia

Tiếp tục thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục và kiểm tra công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ GDĐT. Thường xuyên rà soát, đối chiếu với các tiêu chuẩn quy định của Bộ GDĐT, từ đó tham mưu tích cực, kịp thời với các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương quan tâm đầu tư để đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên nhằm duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia. Năm học này, nhà trường thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục, lưu trữ hồ sơ 5 tiêu chuẩn KĐCLGD chu kì mới (2023 - 2028). 

Tiếp tục duy trì phát triển, giữ vững kết quả, tiếp tục tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đầu tư xây dựng các hạng mục công trình phụ trợ (nhà đa nắng, sân tập có mái che...); Khắc phục, sửa chữa công trình hỏng do bão trong thời gian sớm nhất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay. 

3. Thực hiện giáo dục đối với trẻ khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh khó khăn

3.1. Đối với trẻ khuyết tật 

Tăng cường tuyên truyền trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về vấn đề giáo dục hòa nhập. Xây dựng kế hoạch dạy học cụ thê phù hợp với từng dạng khuyết tật của trẻ trong nhà trường. Năm học này, nhà trường tiếp tục huy động 02 HS KTHN ở khối 3. BGH cùng với giáo viên chủ nhiệm (Cô Yến, cô Thu Hương) và gia đình trẻ thống nhất nội dung giáo dục, dạy học phù hợp với từng đối tượng HSKT trong lớp. 

Tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên dạy học sinh khuyết tật học hoà nhập. Thực hiện đầy đủ các chính sách đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy học sinh khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập. 

3.2. Đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, lang thang cơ nhỡ

Quan tâm chăm lo cho HS có hoàn cảnh khó khăn: con hộ nghèo, cận nghèo, trẻ mồ côi cha (mẹ) trong nhà trường. Thời điểm đầu năm học, nhà trường đã tập hợp số trẻ có hoàn cảnh đặc biệt trong toàn trường là 25 em. Nhà trường tích cực huy động các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, các nhà hảo tâm trong và ngoài nhà trường ủng hộ, trao quà cho các em nhân dịp khai giảng năm học, các ngày lễ để giúp các em có thêm nghị lực, vượt qua khó khăn, yên tâm học tập. Quan tâm thực hiện tốt việc hỗ trợ chi phí học tập cho các đối tượng HS được hưởng chế độ kịp thời, đúng quy định. IV. Củng cố và tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục.

1. Củng cố phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản giáo dục 

a. Thực hiện rà soát, tuyển dụng, bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học. 

Rà soát đội ngũ giáo viên để kịp thời tham mưu UBND huyện kế hoạch tuyển dụng, bố trí, sắp xếp giáo viên để bảo đảm đủ giáo viên dạy đúng, đủ các môn học theo quy định; Năm học này, nhà trường đã được bổ sung hợp đồng thêm 1 đ/c giáo viên dạy môn Tin học, 1 đ/c GV dạy T.A; 1 GVVH dạy hợp đồng; tỉ lệ GV/lớp đạt 1,28 đã đảm bảo mức tối thiểu theo quy định. 

Động viên CBQL, giáo viên học tập nâng cao trình độ, hiện tại có 1 đ/c đang theo học Đại học. 

b. Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục 

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn và hướng dẫn giáo viên trong tổ, nhóm chuyên môn tham gia cùng xây dựng kế hoạch dạy học cá nhân, kịp thời phát hiện thuận lợi, khó khăn và đề xuất những biện pháp giải quyết khó khăn về chuyên môn, nghiệp vụ khi thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới. 

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán các môn học để triển khai bồi dưỡng theo phương thức bồi dưỡng trực tuyến, thường xuyên, liên tục, ngay tại trường; gắn nội dung bồi dưỡng thường xuyên với nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn trong trường, cụm trường hoặc trong huyện để nâng cao năng lực nghề nghiệp giáo viên; tiếp tục triển khai hiệu quả công tác đánh giá và bồi dưỡng thường xuyên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông. 

Tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện lớp 4 (đ/c Nguyễn Mai Hương), giáo viên bộ môn (đ/c Bùi Thị Mai) vào tháng 11/2024. 

Bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên năm học 2024-2025 theo Kế hoạch số 22/KH-PGDĐT ngày 24/7/2024 của Phòng GDĐT và kế hoạch BDGV của nhà trường. 

2. Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, học liệu. 

a) Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Tiếp tục rà soát CSVC, đội ngũ giáo viên và chất lượng giáo dục theo quy định của từng tiêu chuẩn đối với trưởng chuẩn Quốc gia mức độ 1 để có biện pháp thực hiện; tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm, chỉ đạo tập trung các nguồn lực bổ sung cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, cụ thể: Tu sửa toàn bộ CSVC bị hư hỏng, thiệt hại sau cơn bão số 3 Yagi (tốc mái tôn nhà hiệu bộ, bảng biểu ngoài trời; mái nhà ăn, cửa kính phòng học, vách ngăn phòng học; đứt dây điện, mạng; đổ gãy cây bóng mát); sửa chữa hệ thống điện nước, mạng Internet; sân trường bị hư hỏng; trồng bổ sung cây bóng mát sân trường vườn trường... 

Tăng cường tham mưu với các cấp cân đối, bố trí ngân sách phù hợp cho đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để thực hiện hiệu quả chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo quy định của Bộ GDĐT. Thực hiện mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học theo đúng quy định, bảo đảm có đủ thiết bị đồ dùng dạy học tối thiểu đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học hiện có. Vào đầu năm học, công khai danh mục, thiết bị đồ dùng dạy học hiện có của nhà trường, chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học, khai thác học liệu điện tử trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học; tăng cường công tác kiểm tra việc sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học với mục tiêu kiên quyết không để tình trạng “thiết bị đến trường mà không ra lớp”; rà soát nhu cầu và có kế hoạch bổ sung đủ thiết bị dạy học tối thiểu để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; thực hiện rà soát, đề xuất các nội dung đầu tư tăng cường cơ sở vật chất trường học, các hạng mục, ưu tiên đầu tư, mua sắm bổ sung thiết bị dạy học để đưa vào kế hoạch giai đoạn 2021-2025. 

Nhà trường tiếp tục tiếp nhận CSVC, thiết bị dạy học được tài trợ từ các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp để tăng cường CSVC, thiết bị dạy học của nhà trường, góp phần đổi mới PP, nâng cao chất lượng dạy học. 

b) Nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện trường học

Chủ động triển khai hiệu quả, thiết thực các hoạt động thư viện, hoạt động khuyến đọc; bố trí nhân viên thư viện đúng chuyên môn làm công tác thiết lập và vận hành thư viện; tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên và nhân viên thư viện về công tác tổ chức hoạt động đọc cho học sinh; xây dựng thời khóa biểu dành cho tiết đọc thư viện và tiết học thư viện theo quy định; đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật, học liệu và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong cổng tác quản lý và tổ chức hoạt động thư viện, đặc biệt là phát triển thư viện số, thư viện trực tuyến; huy động sự tham gia của cha mẹ học sinh và cộng đồng trong quá trình tổ chức hoạt động nhằm góp phần xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng. 

Xây dựng mô hình thư viện thân thiện phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Triển khai hiệu quả các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT nhằm tiếp tục cùng cố đổi mới và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động thư viện trong trường tiểu học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Thực hiện giải pháp huy động xây dựng tủ sách giáo khoa dùng chung để bảo đảm thư viện lưu trữ sách giáo khoa phục vụ hoạt động dạy và học lâu dài. 

3. Tăng cường chuyển đổi số trong GD&ĐT, GD kĩ năng công dân số. 

a) Tăng cường tăng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong GDĐT Chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hưởng đến năm 2030” theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 phù hợp với kế hoạch, đề án triển khai thực hiện tại địa phương. 

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tập huấn sử dụng cho đội ngũ giáo viên bảo đảm tỉ trọng nội dung chương trình giáo dục phổ thông được triển khai dưới hình thức trực tuyến (tổ chức các tiết dạy học, các hoạt động giáo dục, tập huấn, bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn, hội thảo chuyên môn, .... bằng hình thức trực tuyến); chuẩn bị các phương án sẵn sàng đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy học trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh không thể tổ chức dạy học trực tiếp. 

Thực hiện 1 số nội dung chuyển đổi số như: học bạ điện tử, quản lí HSCM trên môi trường số, thư viện số, học liệu số,....Bồi dưỡng đội ngũ về kĩ năng công nghệ thông tin sẵn sàng triển khai thực hiện các nội dung về chuyển đổi số. 

b) Triển khai thực hiện đưa nội dung GDKN công dân số vào giảng dạy. 

Triển khai thực hiện đưa nội dung giáo dục kĩ năng công dân số vào giảng dạy ở cấp tiểu học thông qua dạy học môn Tin học, tích hợp giáo dục kĩ năng công dân số thông qua tổ chức dạy học các môn học, hoạt động giáo dục theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. 

c) Triển khai Học bạ số. 

Thực hiện triển khai chất lượng, hiệu quả Học bạ số từ năm học 2024-2025 theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, của Sở GDĐT và thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 11/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 

V. Tăng cường thực hiện đổi mới công tác quản lý giáo dục 

1. Tiếp tục triển khai thực hiện đổi mới công tác quản lý trong nhà trường theo quy định tại Nghị định số 24/2021/NĐ-CP ngày 23/3/2021 của Chính phủ quy định việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập; Thông tư SỐ 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Điều lệ trường tiểu học; tập trung thực hiện có hiệu quả các nội dung sau: 

a) Đẩy mạnh sử dụng công nghệ thông tin trong tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn trong nhà trường; thực hiện nhập số liệu, khai thác, sử dụng thống nhất dữ liệu toàn ngành về trường, lớp, học sinh, giáo viên, trường chuẩn quốc gia và các thông tin khác trong quản lý, báo cáo. 

b) Tiếp tục thực hiện tinh giản hồ sơ, sổ sách trong nhà trường. 

c) Quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo theo quy định, trong đó thực hiện nghiêm việc lạm dụng vị trí công tác của giáo viên, cán bộ quản giáo dục để thực hiện hoặc tham gia thực hiện việc ép buộc, vận động học sinh hoặc cha mẹ học sinh mua xuất bản phẩm tham khảo. 

2. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục và đào tạo, trong đó chú trọng các nội dung kiểm tra: việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; tổ chức lựa chọn sách giáo khoa, quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo; công tác quản lý hoạt động dạy học; các chương trình giáo dục tích hợp; 

VI. Phát động các phong trào thi đua và đẩy mạnh công tác truyền thông.

1. Tiếp tục phát động và tổ chức các phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong công tác dạy học đối với cấp tiểu học đảm bảo tính thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Trong năm học 2024-2025, nhà trường xây dựng tập thể và cá nhân trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” của ngành Giáo dục giai đoạn 2020-2025. 

Triển khai các hoạt động cụ thể bám sát mục tiêu giáo dục, các tiêu chí thi đua theo hướng dẫn của Bộ GDĐT để thực hiện có chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ giáo dục tiểu học, góp phần tạo sự chuyển biến trong toàn ngành và hướng đến sự đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 

2. Chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông về đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông, tổ chức triển khai sách giáo khoa cấp tiểu học. Tổ chức truyền thông đa phương tiện nhằm tuyên truyền, định hướng các chủ trương, chính sách mới về giáo dục; chủ động xử lý các vấn đề truyền thông tại địa phương; nâng cao việc phân tích và xử lý thông tin để đáp ứng yêu cầu truyền thống của Ngành; đẩy mạnh truyền thông về nội dung, giải pháp, lộ trình và điều kiện thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông để tạo sự đồng thuận giữa nhà trường, gia đình và xã hội. 

Khuyến khích đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục viết bài và đưa tin các hoạt động của Ngành về việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông, gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến của cấp học,... để tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng. Nhà trường có bài viết đăng trên website Facebook của trường, phòng GDĐT, Sở GDĐT; đăng trên Báo, tạp chí...đặc biệt là chuyên mục về giáo dục. 

          3. Bắt đầu từ năm học này, việc công khai hoạt động của các CSGD được thực hiện theo TT 09/2024/TT-BGD ngày 3/6/2024 (thay thế cho TT số 36/2017/TT- BGD, có hiệu lực từ ngày 19/7/2024. Trong đó quy định nội dung công khai chung về CSGD (Thông tin chung về nhà trường: Tên trường, địa chỉ, loại hình, tầm nhìn, qua trình phát triển của nhà trường, người đại diện hợp pháp, tổ chức bộ máy nhà trường, các VB khác của CSGD; Công khai thu chi tài chính của nhà trường bao gồm tình hình tài chính của đơn vị, các khoản thu và mức thu đối với người học, chính sách và kết quả thực hiện chính sách hàng năm về trợ cấp, miễn giảm học phí đối với người học). 

          * Đối với nội dung công khai từng bậc học bao gồm: 

          - Công khai ĐK đảm bảo chất lượng (Về đội ngũ, CSVC tài liệu học tập sử dụng chung – TV, TB, về KQ đánh giá, kiểm định CLGD, về thực hiện liên kết GD và GD tích hợp..). 

Công khai về kế hoạch và kết quả HĐGD của nhà trường. 

          * Về cách thức công khai: 

          - Công khai trên cổng thông tin điện tử của nhà trường các nội dung CK tính đến tháng 6 hàng năm. Riêng báo cáo thường niên về tổng quan KQ hoạt động của nhà trường, tính đến 31/12 hàng năm. 

          - Phổ biến hoặc phát tài liệu về nội dung công khai vào đầu năm học (thông qua các buổi họp PHHS). 

          - Các hình thức công khai khác như: Niêm yết CK tại CSGD, đăng trên trang Facebook, đăng trên SLL eNetViet nhà trường, trên CSDL ngành..  

          * Về thời gian công khai: 

          - Công khai trên cổng thông tin điện tử của nhà trường trước ngày 30/6 hàng năm.

          Thời gian công khai trên cổng thông tin điện tử tối thiểu 5 năm kể từ ngày công bố công khai. 

          Về nội dung công khai theo TT 09/2024/TT-BGD giao cho đ/c Thúy – Thư kí, đ/c Mơ - VT phối hợp phụ trách

          VII. Chế độ thông tin, báo cáo. 

          Chấp hành nghiêm túc quy định về chế độ thông tin, báo cáo; cập nhật chính xác, đầy đủ, đúng thời gian số liệu báo cáo trên hệ thống dữ liệu toàn ngành theo quy định. 

          Thường xuyên cập nhật công văn, thông báo, hướng dẫn,...qua văn bản quản lý điều hành; trang thông tin điện tử của Sở GDĐT, Phòng GDĐT, nhóm Zalo dành cho CBQL và các hình thức khác. 

          Báo cáo đầy đủ, đúng thời gian, đúng biểu mẫu, đủ số liệu, đảm bảo chính xác; gửi báo cáo theo quy định 

C. CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU NĂM HỌC 2024 - 2025.

1.Tập thể: 

- Trường: Đạt danh hiệu TTLĐTT; Cơ quan đơn vị đạt văn hoá cấp cơ sở 

- Công đoàn: Hoàn thành tốt; Liên đội: vững mạnh cấp huyện 

Lớp Tiên Tiến: 14/14 lớp (Lớp XS: 11 lớp: 1A, 1B, 1C, 2A, 2C, 3A, 4A,4C, 5A, 5B,5C)  

- Lớp đạt phong trào VSCĐ: 14/14 lớp 

2. Cá nhân: 

- CSTĐ cấp cơ sở: 03 đ/c (Đ/c Nguyệt, Hương, Mai) 

- Lao động tiên tiến: 22/23 đ/c; 

- GVG cấp huyện: 2 đ/c (Hương, Mai); GV giỏi cấp trường: 12 đ/c - Xếp loại viên chức: HTXSNV: 5/23 đ/c; HTTNV: 17/23 đ/c; 

- Chuẩn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng: Tốt: 2 đ/c 

- Chuẩn NNGVPT: Tốt: 5/18 đ/c; Khá: 12/18 đ/c; Đạt: 01/18 đ/c 

- 100% GV có SKKN được xếp loại cấp trường (7 SKKN được xếp loại cấp huyện) 

- Về PCGD: 

+ Huy động trẻ 6 tuổi ra lớp đạt 100% 

+ HS 11 tuổi HTCTTH đạt 100%; tỉ lệ HS HTCTLH đạt 99% trở lên. 

+ Gữi vững PCGDTH đạt mức độ 3. 

- Giữ vững trường chuẩn quốc gia mức độ I, kiểm định chất lượng cấp độ II. 

- Các cuộc thi, giao lưu đều có HS tham gia và có giải cấp huyện: 5 em 

3. Tổng hợp xếp loại chất lượng giáo dục. 

3.1. Chất lượng các môn học và HĐGD: 

3.1.1. Chất lượng các môn học và HĐGD: (có phụ lục đính kèm) 3.1.2. Xếp loại chất lượng GD: 

HTXS: 198/427=46,4% HTT: 60/427= 14,1 % 3.2. Về Năng lực: Tốt và đạt 427/427 = 100% 3.2. Về phẩm chất: Tốt và đạt 427/427 = 100% 4. Khen thưởng. 

- Học sinh hoàn thành xuất sắc: 198/427 = 46,4% 

- Học sinh tiêu biểu: 60/427 = 14,1% 

HT: 169/427 = 39,5% 

Phần 3: CÁC NHÓM BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.

          1. Nhóm biện pháp giáo dục tư tưởng chính trị cho CBGV, NV và giáo dục đạo đức, phẩm chất cho HS 

          Tiếp tục thực hiện việc "Học tập và làm theo tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" theo Chỉ thị 05/CT-TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 

          CBGV thực hiện tốt nội dung cụ thể hoá không vi phạm đạo đức nhà giáo đã quy định. Tổ chức cho 100% GV kí cam kết không dạy thêm trái quy định; không xúc phạm thân thể danh dự HS; cam kết việc thực hiện ATGT của cá nhân và HS lớp mình phụ trách. 

          Xây dựng và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử văn hoá trong nhà trường, quy chế chuyên môn, quy chế làm việc của cơ quan

          Quan tâm giáo dục truyền thống văn hóa của xã Thanh Thủy, truyền thống của nhà trường ngay từ đầu năm học. Giáo dục HS thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Xây dựng và thực hiện tốt nề nếp, nội quy học tập của HS trong mỗi lớp học. Giáo dục cho các em tính chủ động, sáng tạo, biết lắng nghe, biết chào hỏi, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi; biết khắc phục sửa lỗi và đặc biệt biết chia sẻ, đề xuất ý kiến cá nhân với bạn bè, cho thầy cô và người thân... 

          Phát huy tốt vai trò của ban chỉ huy Liên đội, nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh Măng non: Tập trung tuyên truyền ý thức bảo vệ sức khỏe, phòng tránh dịch bệnh, ý thức tham gia giao thông, giữ VSMT; biểu dương các tấm gương tiêu biểu trong học tập và rèn luyện... 

          Giáo dục HS ý thức lao động bảo quản, giữ gìn trường lớp xanh- sạch- đẹp. Giao cho HS các lớp làm trực nhật và chăm sóc công trinh măng non của lớp. Thực hiện "tiếng trống nhặt rác" trong các giờ giải lao giữa các buổi học. 

          2. Nhóm các biện pháp thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông, đổi 

mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 

          Tổ chức cho giáo viên học tập, nghiên cứu, thảo luận các văn bản chỉ thị của ngành, nhiệm vụ năm học ngay từ đầu năm. Yêu cầu giáo viên phải có đủ các văn bản tối thiểu cần thiết để nghiên cứu áp dụng thực hiện nhiệm vụ năm học. 

          Phát huy tính chủ động, sáng tạo của tổ chuyên môn, của giáo viên trong việc thực hiện chương trình GDPT 2018. Giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch bài dạy, đề xuất những nội dung cần điều chỉnh hoặc bổ sung, tích hợp; điều chỉnh thời lượng thực hiện; nguồn học liệu và thiết bị dạy học; hình thức tổ chức và phương pháp dạy học; hình thức tổ chức và phương pháp đánh giá; xây dựng phân phối chương trình dạy học linh hoạt phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện tổ chức dạy học, bảo đảm các yêu cầu cần đạt của chương trình đối với môn học, hoạt động giáo dục để đạt hiệu quả cao nhất. 

          Duy trì tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đối với 100% các khối lớp, mỗi ngày bố trí 7 tiết học, mỗi tiết 35 phút; kế hoạch giáo dục đảm bảo phân bổ hợp lý giữa các nội dung giáo dục, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu cầu cần đạt của chương trình; tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học; thời khóa biểu cần được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa các nội dung dạy học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học. Kiểm soát chặt chẽ kế hoạch bài dạy, chất lượng dạy học của giáo viên ở buổi 2/ngày. 

          - Lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức, xây dựng thói quen hình thành nhân cách; tăng cường giáo dục pháp luật; giáo dục nhận thức về quyền của trẻ em; bình đẳng giới; phòng chống tai nạn thương tích; chú trọng giáo dục kĩ năng sống; thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe và y tế trường học; tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo; bảo vệ môi trường; bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, giáo dục ATGT... 

          Chỉ đạo giáo viên nghiên cứu, sưu tầm, cập nhật tư liệu của địa phương, lựa chọn nội dung phù hợp để tích hợp trong các hoạt động trải nghiệm (Chào cờ, sinh hoạt lớp, Hoạt động trải nghiệm) theo hướng tăng cường rèn cho học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết một số vấn để thực tiễn tại địa phương. Chuẩn bị các tư liệu, hình ảnh liên quan đến lịch sử địa phương để cung cấp về Sở GDĐT hoàn thiện tài liệu giáo dục địa phương. Sử dụng Tài liệu giáo dục địa phương được UBND tỉnh thẩm định và phê duyệt. Thực hiện tốt nội dung giáo dục văn hoá truyền thống; Chăm sóc di tích văn hoá, di tích lịch sử tại địa phương: chùa Chè, nghĩa trang liệt sĩ của địa phương Thanh Thủy. 

          Thực hiện nghiêm túc, có chất lượng các tiết thực hành, các tiết dạy học ngoài trời (đưa HS ra ngoài lớp học) để HS được tiếp xúc với thực tế, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Chẳng hạn, dạy TNXH cần cho HS quan sát môi trường ngoài lớp học (cây cối, vườn trường, các phòng ban trong trường...); dạy khoa học cần tăng cường cho HS làm các thí nghiệm, các hoạt động thực hành (tại lớp hoặc giao về nhà) để HS tự phát hiện kiến thức mới; dạy thủ công, kĩ thuật, 100% HS phải được thực hành, tạo ra sản phẩm (cắt, dán, gấp, xếp hình, nấu ăn, chăm sóc cây, ươm cây...); dạy tiếng Anh cần luyện cho HS khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh (hát, đọc thơ, giới thiệu về bản thân...); dạy Tin học tăng cường cho HS thực hành, từng bước khai thác tính năng tiện ích của máy tính phục vụ cho việc học tập, vui chơi lành mạnh của bản thân (soạn thảo văn bản, sử dụng đồ họa, tìm tài liệu học tập...). 

          - Chỉ đạo giáo viên dạy học gắn kết giữa lí thuyết với thực hành; tăng cường các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống của học sinh. Tăng cường tổ chức các tiết học dưới dạng sân khấu hóa như: dạy Tập làm văn theo mô hình trải nghiệm, dạy Kể chuyện, Đạo đức, TH-XH thông qua thực hành ngoài lớp học....Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, vui chơi, giải trí tích cực, các hoạt động văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá phù hợp với điều kiện cụ thể của lớp. Hướng dẫn HS tự quản, chủ động tự tổ chức, điều khiển các hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 

          - Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày kết quả học tập của mình; giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng. 

          - Thực hiện đổi mới trong đánh giá HS. Giáo viên chủ yếu nhận xét, hướng dẫn bằng lời để hỗ trợ học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập. Chú trọng việc đánh giá những HS có tiến bộ nổi bật hoặc những HS còn hạn chế về học tập, phẩm chất hoặc năng lực. Việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS phải đảm bảo nguyên tắc khuyến khích tinh thần tự học, ý thức sáng tạo của học sinh, ghi nhận sự tiến bộ hàng ngày của HS theo TT 27/2020/TT- BGD. Đối với HSKT: Đánh giá theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của HS; căn cứ vào nội dung dạy học và giáo dục đã được điều chỉnh sao cho phù hợp. 

          Ban giám hiệu tăng cường thăm lớp, dự giờ, đối chiếu với kế hoạch giảng dạy do tổ chuyên môn và giáo viên xây dựng, đặc biệt đối với khối lớp 5. Trang bị đẩy đủ các tài liệu tham khảo để giáo viên chủ động dạy học tích hợp vào các môn học. Lắp đặt máy chiếu, ti vi thông minh và mạng Internet trên tất cả các phòng học để giáo viên ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Giáo viên chuẩn bị bài dạy, đầu tư máy tính xách tay để dạy học, phấn đấu trên 30% tiết dạy bằng giáo án điện tử. 

          - Tiếp tục tổ chức hiệu quả sinh hoạt chuyên môn tại các tổ chuyên môn nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý trong chỉ đạo chuyên môn, nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm cho giáo viên trong hoạt động dạy học, chú trọng đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học. Phát huy phong trào tự làm đồ dùng dạy học, ng dùng dạy học STEM vào giảng dạy một số môn học và hoạt động giáo dục. Khuyến khích sử dụng phần mềm dạy học, thiết bị điện tử phục vụ dạy và học. 

          - Thực hiện 04 chuyên để NCBH trong năm học, trong đó 01 chuyên đề cấp trường và 03 chuyên đề cấp tổ. Thảo luận, tàu biện pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình mới trong các buổi sinh hoạt tổ (theo phụ lục đính kèm). 

          Ban giám hiệu và đội ngũ GV cốt cán thường xuyên dự giờ, kiểm tra, giúp đỡ giáo viên. 100% giáo viên được kiểm tra CMNV và chuyển để. Kiểm tra thường xuyên (không báo trước) việc thực hiện chương trình, giờ giấc, đánh giá HS, nề nếp dạy học; duy trì việc khảo sát chất lượng hàng tháng, kịp thời góp ý với GV. Kết quả kiểm tra được xử lí, nhận xét cụ thể, thông báo công khai trong cuộc họp hội đồng hàng tháng. Đối với GV dạy các môn chuyên (TA, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật, GDTC), nhà trường khuyến khích GV tham gia sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường để học hỏi kinh nghiệm thông qua các hoạt động dự giờ, thảo luận theo chuyện đề. 

          - Chỉ đạo Ban chuyên môn phối hợp với TPT đội, Đoàn thanh niên tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các buổi SHTT phong phú về nội dung và hình thức (tham quan thực tế, giao lưu, liên hoan VN...), tạo điều kiện để HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn, được rèn luyện để phát triển nhân cách toàn diện. 

          - Giao đ/c giáo viên Thể dục dạy Lý thuyết bơi cho học sinh. Giáo dục học sinh kĩ năng phòng tránh đuối nước cho bản thân và những người xung quanh. Phối hợp với các bể bơi lân cận để thực hiện dạy thực hành bơi cho học sinh. 

* Công tác bán trú: 

          Xây dựng kế hoạch tổ chức bán trú cho 130/427 học sinh (30%) với nội dung, hình thức phù hợp điều kiện thực tế, trên cơ sở thống nhất, tự nguyện của học sinh, cha mẹ học sinh và theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên. Tại thời điểm đầu năm học, nhà trường hợp đồng với Công ty TNHH thực phẩm Quốc Liên Vân xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh HD (có hồ sơ năng lực đầy đủ); yêu cầu công ty cung cấp lương thực, thực phẩm kí cam kết về chất lượng VSATTP đảm bảo an toàn về sức khoẻ HS. 

          - Phân công đ/c PHT, đ/c KT xây dựng thực đơn bữa ăn hàng ngày lớp bán trú; kiểm tra, đôn đốc cấp dưỡng thực hiện đúng các quy định về VSATTP và theo dõi chất lượng, khẩu phần bữa ăn hàng ngày của HS. Tổ chức cho 02 cô cấp dưỡng bán trú khám sức khỏe và dự các lớp tập huấn nghiệp vụ do cấp trên tổ chức. Đôn đốc GV, NV trực trưa nhắc nhở HS ăn hết khẩu phần, tổ chức cho HS xem ti vi, đọc truyện, nghe nhạc, giải đố vui... trước khi ngủ, hướng dẫn cho HS ăn ngủ có nền nếp. 

          - Tổ chức giao nhận thực phẩm theo đúng quy định. Lưu mẫu thức ăn hàng ngày (đủ 1 suất ăn/ngày). Hồ sơ quản lý công tác bán trú theo đúng quy định. 

          - Rà soát hệ thống điện, nước, phương tiện PCCC khu vực bán trú, nhà vệ sinh tránh để xảy ra tình trạng rò rỉ, mất an toàn... 

          3. Nhóm các biện pháp nâng cao chất lượng PCGD XMC, công tác KĐCL giáo dục, giữ vững danh hiệu trưởng chuẩn Quốc gia 

          Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng, nhiệm vụ công tác phổ cập tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân dân; các tổ chức chính trị- xã hội của địa phương. 

          - Phân công rõ nhiệm vụ cho từng thành viên trong tiểu ban PC của nhà trường.

          - Điều tra, tập hợp số liệu PC đảm bảo độ chính xác. Chú ý hồ sơ theo dõi Hs chuyển đi, chuyển đến, phiếu điều tra PC cập nhật trên phần mềm. Có đủ các hồ sơ sổ sách quy định. Phối hợp chặt chẽ với trường MN, trường THCS, THPT và các ban ngành liên quan để thực hiện tốt công tác điều tra, nắm số liệu dân số từ 0- 60 tuổi trên địa bàn Thanh Thủy. 

          - Huy động 100% số trẻ trong độ tuổi ra lớp. Nâng cao chất lượng đại trà, giảm tỉ lệ học sinh lưu ban, từ đó nâng cao tỉ lệ ĐĐT ở các khối lớp. 

          - Huy động mọi nguồn lực tu bổ, nâng cấp các hạng mục CSVC, trang thiết bị phục vụ dạy- học của thầy trò nhà trường. Tích cực tham mưu với Đảng, chính quyền địa phương, ban giám sát cộng đồng đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các hạng mục công trình phụ trợ. Tuyên truyền vận động, tài trợ CSVC, thiết bị dạy học từ các nhà hảo tâm. 

          4. Nhóm biện pháp đổi mới quản lí, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo; tăng cường các điều kiện đảm bảo an toàn trường học. 

* Đổi mới quản lí, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo: 

          - Tiếp tục thực hiện đổi mới công tác quản lí, tăng cường quyền tự chủ của giáo viên trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục. Xây dựng tốt bộ quy tắc ứng xử văn hóa nhà trường để cán bộ, GV, HS thực hiện tốt nề nếp kỷ cương nhà trường. 

          - Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể hàng tháng, hàng tuần, giao nhiệm vụ cụ thể tới từng GV. Mọi công việc được dân chủ hoá từ BGH đến tổ chuyên môn và GV, đảm bảo dẫn chủ tập trung. Khai thác tốt các phần mềm quản lý trường học. 

          - Tiếp tục đẩy mạnh các cuộc vận động và chủ trương lớn như “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí”; “Xây dựng cơ quan đạt chuẩn văn hóa”; “Gia đình nhà giáo văn hóa”; “Chính sách dân số - Kế hoạch hóa gia đình”; Kiên quyết khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; Thực hiện đóng góp đầy đủ các loại quỹ theo quy định của nhà nước. 

          - Quản lý và sử dụng hiệu quả CSVC hiện có: hợp đồng bảo vệ; làm tốt công tác tuyên truyền CBGV, HS bảo vệ của công và có trách nhiệm thực hiện tốt nội quy trường học, làm tốt cam kết thực hiện quy chế cơ quan trường học an toàn về ANTT. Thực hiện Quy chế công khai đối với cơ sở giáo dục theo Thông tư số 09/2024/TT-BGDĐT ngày 03/6/2024 của Bộ trưởng Bộ GDĐT, thực hiện tốt công tác kiểm tra và công tác thi đua khen thưởng trong nhà trường, qua đó phát huy nhẫn tố điển hình, nâng cao các phong trào mũi nhọn. 

           - Tập trung bồi dưỡng cho CBGV về nội dung, chương trình, định hướng đổi mới về phương pháp, cách đánh giá HS theo chương trình GDPT 2018 đối với 100% CBGV nhà trường. Chỉ đạo mỗi đ/c giáo viên, tổ chuyên môn và nhà trường xây dựng kế hoạch bôi dưỡng và học tập có hiệu quả. Thực hiện việc tự bồi dưỡng cá nhân theo các Modun đã đăng kí. Hàng tháng thực hiện bồi dưỡng tập trung, đánh giá kết học tập của GV đã đăng kí vào buổi SHCM của tuần thứ 3 của tháng. Năm học này, nhà trường tập trung BDGV về Ứng dụng CNTT, chuyển đổi số; các kĩ thuật dạy học tích cực, D-H qua chơi, Giáo dục STEM, tổ chức các tiết học, tiết đọc thư viện...; Bồi dưỡng giáo viên tham gia Hội thi GVG cấp huyện, tỉnh theo kế hoạch của PGD và SGD- (giao Đ/c PHT, TTCM PT phụ trách chỉ đạo) 

          - Chỉ đạo chặt chẽ việc viết và áp dụng SKKN. Chỉ đạo GV đăng kí viết sáng kiến ngay từ đầu năm. Nghiên cứu viết và áp dụng sáng kiến trong năm học và được nhà trường nghiệm thu vào cuối năm học. 

          -Tổ chức Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp trường theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, phát huy năng lực và phẩm chất của học sinh, đánh giá học sinh, sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin. Chọn giáo viên lớp 4 và giáo viên bộ môn có thành tích tham gia dự thi cấp huyện. 

          Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá giáo viên, Hiệu trưởng, PHT theo chuẩn nghề nghiệp và xếp loại VC theo quy định. Mỗi giáo viên có bản đăng kí đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp GV ngay từ đầu năm học. Việc đánh giá đảm bảo tính khách quan, dân chủ, minh bạch. 

          * Tăng cường các điều kiện đảm bảo an toàn trường học và nâng cao chất lượng giáo dục: Chủ động, linh hoạt xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường để tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục đào tạo, ứng phó với dịch bệnh, thiên tai. 

          - Thực hiện Công văn số 1832/SGDĐT ngày 30/8/2024 của Sở giáo dục và đào tạo Hải Dương V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất, hoạt động thể thao và y tế trường học năm học 2024-2025, Hướng dẫn số: 07/HD-PGDĐT ngày 13/9/2024 của PGD Thanh Hà V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất, hoạt động thể thao và y tế trường học năm học 2024-2025; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò của công tác GDTC, HĐTT và y tế, đảm bảo an toàn trường học. 

          - Về cơ sở vật chất: Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để thực hiện chương trình GDPT 2018. Có đủ tối thiểu mỗi lớp 1 phòng học; có phòng KH-CN, âm nhạc, mĩ thuật, phòng tin và tiếng Anh. Có khu vệ sinh cho GV và HS đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Các lớp được bố trí phòng học có đầy đủ ánh ánh, quạt điện, bàn ghế, gốc thư viện, biểu bảng đúng quy cách, trang trí phù hợp, mang tính thẩm mỹ cao. Huy động nguồn XHH để trang trí, tu bổ CSVC trường lớp, trồng thêm cây và hoa trong khuôn viên trường. 

          Về đội ngũ: Tổ chức chuyên đề cấp trường, cấp tổ đảm bảo chất lượng, tránh hình thức. Dự đầy đủ và triển khai thực hiện nghiêm túc chuyên đề cấp huyện, cấp tỉnh. Tham khảo (xem video) các tiết dạy đạt Xuất sắc trong các hội thi GVG cấp huyện, cấp tỉnh. 

ww 

          Về hoạt động thư viện: Thực hiện giới thiệu sách, thi kể chuyện theo sách trong các tiết chào cờ đầu tuần. Tổ chức tiết đọc, tiết học thư viện linh hoạt, sáng tạo, lỗi cuốn HS tham gia. Bổ sung tủ sách tham khảo, sách nghiệp vụ trong thư viện, tạo điều  kiện thuận lợi cho GV tìm đọc, nghiên cứu hàng ngày. Chỉ đạo đăng kí mua đủ sách mới cho 100% HS khối lớp và quản lí chặt chẽ việc sử dụng sách tham khảo cho HS trong nhà trường theo đúng quy định, tránh lãng phí cho phụ huynh. 

          Tuyên truyền, khuyến khích HS tham gia cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” do cấp trên tổ chức. Chỉ đạo Thư viện kết hợp với chuyên môn tổ chức thi “ Kể chuyện theo sách” vào tháng 4/2025. 

          Tổ chức phát động hoạt động quyên góp sách trong HS toàn trường (tháng 5/2025) để xây dựng và phát triển tủ sách dùng chung để lưu trữ sách giáo khoa sử dụng lâu dài. (Phân công đ/c Ngân- PHT- Tổ trưởng Tổ thư viện trực tiếp PT). 

          Về hoạt động y tế: Xây dựng kế hoạch hoạt động Y tế trường học và Giáo dục thể chất cụ thể đến từng tháng, từng tuần. Có đầy đủ hồ sơ y tế theo quy định. Sử dụng kinh phí CSSKBĐ có hiệu quả cho HS theo TT số 14/2007/TT-BTC. Tham mưu với Hội CMHS kết hợp với nhà trường hợp đồng với nhà cung cấp nước uống hợp vệ sinh cho HS. 

          Khi có dịch bệnh xảy ra, CBYT phải có sổ theo dõi sức khỏe, lịch trình đi đến của CBGV và khách đến giao dịch tại cơ quan; Hàng ngày tổng hợp báo cáo tình hình sức khỏe của CBGV và học sinh nhà trường về PGD và các ngành liên quan (đ/c Đinh PT). Mỗi lớp đều có sổ theo dõi tình trạng sức khỏe học sinh hàng ngày; có máy đo thân nhiệt, nước rửa tay sát khuẩn và các dụng cụ phục vụ công tác vệ sinh lớp học. Trước giờ vào lớp 100% HS phải được GV kiểm tra thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn, hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách...báo cáo tình hình SK của HS lớp về cho CBYT trường đúng thời gian quy định. 

Phân công các lớp thường xuyên quét dọn lớp học, VS các khu vực xung quanh sân vườn trường, nhặt cỏ, chăm sóc cây xanh phù hợp lứa tuổi hs giúp các em biết yêu lao động & phát triển thể chất toàn diện...  

          Nhà trường mua sắm bổ sung trang thiết bị phòng y tế; thường xuyên kiểm tra, tu bổ các điều kiện đảm bảo vệ sinh, an toàn trường học; bố trí phòng cách li cho GV và HS khi có dịch; tham mưu với lãnh đạo địa phương xây dựng bổ sung CSVC nhà trường theo yêu cầu mới. 

          5. Nhóm biện pháp đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục, đảm bảo chế độ thông tin, báo cáo. 

          Xây dựng kế hoạch truyền thông về giáo dục. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục chủ động viết và đưa tin về các hoạt động của ngành, nhất là gương người tốt, việc tốt, gương các em học sinh phấn đấu, vươn lên, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng. Phấn đấu trong năm có một số bài viết được đăng tin trên trang Web của SGD hoặc chuyên san GDTH của ngành (Giao cho đ/c Luyến PT). 

          Thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các Công văn, Thông tư, Quyết định, quy định của ngành ở các buổi họp hội đồng hàng tháng. Mỗi CBGV- đặc biệt GVCN phải là một tuyên truyền viên tích cực tới PHHS về các chủ trương, nhiệm vụ của ngành, của địa phương và của nhà trường. Nhà trường xác định đây là một trong những tiêu chí thi đua để đánh giá giáo viên cuối năm học. 

          Mỗi cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên thận trọng khi sử dụng mạng xã hội và kiểm chứng thông tin. CBGV không chia sẻ các nội dung chưa được kiểm duyệt. Phân công đ/c Luyến phụ trách trang Web, phần mềm CSDL của trường. 

          - Tổ chức họp CMHS ít nhất 3 đợt/năm bằng hình thức trực tiếp để tuyên truyền, phối hợp thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học, hiểu văn bản hướng dẫn của ngành. Phối hợp với cha mẹ học sinh cải thiện môi trường học tập của các em. Nhà trường phối hợp với CMHS và hội khuyến học xã làm tốt công tác khuyến học, động viên học sinh có hoàn cảnh khó khăn và 23 học sinh khuyết tật vào các dịp đầu năm học, Tết Nguyên đán, cuối năm học... 

          - Thực hiện việc trao đổi thông tin, báo cáo chuẩn xác về số liệu, đúng tiến độ thời gian quy định. Giao cho đ/c Định phụ trách mảng báo cáo tổng hợp của nhà trường, báo cáo về công tác y tế, phòng dịch; đ/c Mơ phụ trách báo cáo về công tác tổ chức cán bộ, tài chính, CSVC nhà trường; đ/c Dịu phụ trách báo cáo về công tác đội, khuyến học, chữ thập đỏ, truyền thông. Các báo cáo cần được Hiệu trưởng và PHT kiểm duyệt trước khi gửi cấp trên. 

          - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lí. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kì và đột xuất. Thực hiện linh hoạt chế độ báo cáo nhanh bằng thư điện tử nhằm thu thập và quản lí thông tin kịp thời, thông suốt. Thực hiện đúng quy định về số lượng và hiệu quả các loại hồ sơ sổ sách đối với nhà trường và giáo viên theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học. 

Phần 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phân công nhiệm vụ cho CBGV, NV. 

TT

Họ và tên

Ngày sinh

Nữ

Đ.V

TĐĐT CM-CT

Nhiệm vụ được giao

Ghi chú

1

Nguyễn Thị Nguyệt

20/10/1974

x

x

ĐH-TC

HT dạy2t/tuần

Tổ 4+5

2

Nguyễn Thị Thanh Ngân

26/12/1973

x

x

ĐH-TC

HT dạy4t/tuần

Tổ1,2,3

3

Nguyễn Thị Hằng

04/06/1986

x

 

ĐHSP

GVCN L1

 

4

Đinh Hồng Nhung

05/11/1979

x

 

ĐHSP

GVCN L1

 

5

Đặng Thị Nụ

28/02/1980

x

x

ĐHSP

GVCN L1-TP

 

6

Ngô Thị Uyên

08/10/1974

x

x

ĐHSP

GVCN L2-TT1,2,3

 

7

Bùi Thị Hà

11/08/1975

x

 

ĐHSP

GVCN L2

 

8

Lê Thị Huệ

 

 

x

ĐHSP

GVCN L2-CTCĐ

 

9

Đoàn Thị Yến

05/09/1968

x

 

ĐHSP

GVCN L3

 

10

Phạm Thu Hương

01/07/1971

x

x

ĐHSP

GVCN L3-TP

 

11

Lê Thị Hoa

07/12/1977

x

x

ĐHSP

GVCN L4- TT4+5

 

12

Nguyễn Thị Thành

17/05/1988

x

 

ĐHSP

GVCN L4

 

13

Nguyễn Thị Thủy

26/06/1969

x

x

ĐHSP

GVCN L4

 

14

Nguyễn Mai Hương

05/12/1988

x

x

ĐHSP

GVCN L5

 

15

Nguyễn Thị Thanh

19/05/1974

x

 

ĐHSP

GVCN L5- Ttr

 

16

Trần Thị Huyền

18/01/1972

x

x

ĐHSP

GVCN L5

 

17

Nguyễn Trung Thành

20/06/1986

 

x

ĐHSP

GVTC

 

18

Bùi Thị Mai

24/03/1977

x

 

ĐHSP

GVTA

 

19

Nguyễn Thị Dịu

24/10/1986

x

 

ĐHSP

GVAN-TPT

 

20

Quách Thị Thúy

28/06/1977

x

x

ĐHSP

GVMT- TKHĐ

 

21

Cao Thị Mơ

11/04/1981

x

x

ĐH

KT-VT-TTVP

 

22

Quách Thị Định

13/10/1988

x

 

YT-TQ

 

23

Nguyễn Thị Luyến

25/08/1988

x

 

ĐH

TV-TB

 

3. Kế hoạch thời gian năm học. 

Thực hiện thời gian năm học theo Quyết định số 2215/QĐ-UBND ngày 28/8/2024 của UBND tỉnh Hải Dương về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2024-2025. Cụ thể: 

Ngày tựu trường 22/8/2024 (đối với lớp 1); ngày 29/8/2024 (đối với lớp 2,3,4,5)  

- Khai giảng: 5/9/2024 

- Thực hiện chương học kì I từ 6/9/2024 đến 17/01/2025. (18 tuần thực học)

- Học kì II; Từ 20/01/2025 đến trước ngày 30/5/2025. (17 tuần thực học)

- Ngày kết thúc năm học trước 31/5/2025. 

- Xét công nhận hoàn thành chương trình Tiểu học xong trước 30/6/2025

- Hoàn thành tuyển sinh vào lớp 1 trước 31/7/2025. 

Nơi nhận:                                                                        

- Phòng GD&ĐT để báo cáo 

Tổ trưởng CM, GV (t/h) 

Lưu hồ sơ,VT

         

                              HIỆU TRƯỞNG

 

 

                         Nguyễn Thị Nguyệt

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Ngày 18/10/2024 Liên đội trường Tiểu học Thanh Thủy đã tổ chức thành công Đại hội Liên đội nhiệm kỳ 2024-2025. ... Cập nhật lúc : 16 giờ 6 phút - Ngày 30 tháng 10 năm 2024
Xem chi tiết
Căn cứ Nghị quyết số 88/2014/QH13, ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; ... Cập nhật lúc : 15 giờ 53 phút - Ngày 30 tháng 10 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện Quyết định số 2215/QĐ-UBND ngày 28/8/2024 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học2024- 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dụ ... Cập nhật lúc : 8 giờ 13 phút - Ngày 28 tháng 10 năm 2024
Xem chi tiết
Chiều ngày 4/10/2024, Công đoàn trường Tiểu học Thanh Thủy tổ chức chia tay đồng chí Lê Thị Giang nghỉ hưu. ... Cập nhật lúc : 10 giờ 15 phút - Ngày 22 tháng 10 năm 2024
Xem chi tiết
Chiều ngày 25/09/2024, trường TH Thanh Thủy tổ chức HNVC, người lao động năm học 2024 - 2025 ... Cập nhật lúc : 15 giờ 39 phút - Ngày 21 tháng 10 năm 2024
Xem chi tiết
Chiều ngày 18 tháng 10 năm 2024, Trường TH Thanh Thủy đón nhận 76chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn trong chương trình “Giữ trọn ước mơ” của nhà tài trợ Công ty Honda Việt Nam. Những chiếc mũ bảo h ... Cập nhật lúc : 15 giờ 12 phút - Ngày 21 tháng 10 năm 2024
Xem chi tiết
Hòa trong không khí thiêng liêng của cả nước kỉ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025, được sự nhất trí của các cấp lãnh đạo, trường Tiểu ... Cập nhật lúc : 10 giờ 0 phút - Ngày 18 tháng 10 năm 2024
Xem chi tiết
Trẻ 6 tuổi (sinh năm 2018); trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ; trẻ em mồ côi không nơi nương tựa; trẻ em ở nước ngoài về nước; con em người nước ngoài học tập, làm vi ... Cập nhật lúc : 7 giờ 40 phút - Ngày 2 tháng 7 năm 2024
Xem chi tiết
Sáng ngày 29/05/2024 trường Tiểu học Thanh Thủy long trọng tổ chức lễ tổng kết năm học 2023 - 2024. ... Cập nhật lúc : 16 giờ 12 phút - Ngày 29 tháng 5 năm 2024
Xem chi tiết
Trường Tiểu học Thanh Thủy thông báo Quyết định phê duyệt, tờ trình và danh mục sách giáo khoa lớp 5 theo chương trình giáo dục phổ mới 2018 sử dụng trong trường Tiểu học ... Cập nhật lúc : 17 giờ 1 phút - Ngày 18 tháng 5 năm 2024
Xem chi tiết
1234567891011121314
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Sáng kiến "Một số biện pháp giúp học sinh thực hiện tốt phép chia ở lớp 3.”
Sáng kiến “Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy Tiếng Việt lớp 4”
Sáng kiến “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn”.
Công văn số 28/ PGD&ĐT - THCS ngày 25/03/2021 của phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Hà về việc giao trường xây dựng kế hoạch tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2021
Công văn 274/ SGDĐT – GDTrH ngày 24/03/2021 của Sở GD&ĐT Hải Dương về việc tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2021
100 CÂU HỎI - ĐÁP VỀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC
Thông tư 27 đánh giá học sinh Tiểu học ngày 04/09/2020 và Điều lệ trường học kèm theo thông tư 28 ngày 04/09/2020
Công văn 846/SGD&ĐT Hải Dương: V/v tăng cường công tác bảo đảm trật tự, ATGT, PCCC và phòng chống tai nạn đuối nước cho học sinh trong dịp nghỉ hè và kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Tài liệu tập huấn GDTC lớp 1
Công văn 817 ngày 12/06/2020 của SGD&ĐT về việc rà soát thư viện trường học năm 2020
Sử dụng sổ gọi tên ghi điểm trong nhà trường (Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Bìa Sáng kiến kinh nghiệm
Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo